Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế
Tìm Kiếm
en-USvi-VN
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Thông tin sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Tin tức chi tiết
      • Thông tin dịch vụ
  • Đào tạo
    • Tin tức chi tiết
      • Thông tin khóa học
  • Tin tức
    • Tin tức chi tiết
  • Giới thiệu
  • Blog
    • Phóng sự ảnh
    • Tin Tức Blog
    • Tờ tin HelloWorld
  • Tuyển dụng

Đào tạo

Tin hoạt động

Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
Cập nhật:12/02/2021 6:35:49 CH
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi đã kéo theo một sự bùng nổ đáng kể về công nghệ thông tin (CNTT). Ngành nghề nào cũng đều được công nghệ hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội hiện nay. Từ chính quyền chuyển dần sang chính quyền điện tử, từ giáo dục truyền thống cũng đang được lồng ghép song hành với giáo dục điện tử… Tất cả mọi ngành nghề giờ đây đều được lồng ghép công nghệ, hiện đại hóa để trở nên ngày một tiện dụng hơn và tiết kiệm thời gian hơn.

HueCIT đã và đang là điểm đến của các hoạt động hợp tác đào tạo, tư vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm...

Hòa nhập cùng xu hướng đó và để đáp ứng được sự bùng nổ công nghệ ấy, việc định hướng nghề nghiệp đối với các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa theo. Giới trẻ hiện nay chính là đội ngũ có tỷ lệ tiếp cận và học hỏi công nghệ nhanh nhất, có nhu cầu sử dụng nhiều nhất và cũng là đội ngũ sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ nhất. Chính vì thế, CNTT sẽ là một trong những ngành thu hút nhiều bạn trẻ nhất. 

Tuy nhiên, ngành CNTT không những đòi hỏi người học phải có tư duy, logic tốt mà còn đòi hỏi người học phải có cả niềm đam mê với ngành nghề thì mới thật sự phát triển được về lâu dài và có nhiều cơ hội thành công trong sự nghiệp.

Với các khái niệm "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", "Thời đại kỷ nguyên số hóa" hay “Chuyển đổi số”… thì chắc hẳn chúng ta ai cũng háo hức muốn tham gia ngành công nghiệp này, đúng không?! Và lý do là gì?! – Vâng, bởi vì nó quá hấp dẫn với nhiều tiềm năng trong tương lai, và nó cũng tạo ra cho chúng rất nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Vậy, chúng ta có nên theo CNTT không? hay ngành CNTT có phù hợp với bản thân chúng ta không? Với những câu hỏi đó, thì chỉ có chính chúng ta mới có thể trả lời được.

Hướng dẫn sinh viên Đại học Huế về các ứng dụng CNTT trong học tập giúp các em có thêm kỹ năng mềm
cũng như đam mê về lĩnh vực "đột phá" của tỉnh

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung, việc phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT cũng đang phát triển theo xu thế đáp ứng nhu cầu xã hội và đang được các lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong đó, Thừa Thiên Huế là Top 05 tỉnh dẫn đầu về công nghiệp CNTT.

Theo Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020, Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện.

Trong năm 2020, Trung tâm đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội Công nghiệp phần mềm tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức gặp mặt cộng đồng, nhân lực CNTT đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là người Huế sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu hút nhân lực CNTT về làm việc cho Huế; xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp về đầu tư vào nền công nghiệp CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên Kế hoạch trên đã không thực hiện được.

Trung tâm đã thay đổi phương án tổ chức hoạt động trên bằng hình thức tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp về lĩnh vực CNTT và đối tượng được hướng đến là đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) từ các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và cao đẳng, đại học trên toàn tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp cho bộ đội xuất ngũ và quân nhân hoàn thành nghĩa vụ.

Mở rộng đối tượng hướng nghiệp trong lĩnh vực CNTT là một trong những hoạt động mới của HueCIT
nhằm gia tăng nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh trong thời gian tới

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Trung tâm đã kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác đồng thời hỗ trợ và định hướng cho học sinh, sinh viên trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, giúp các em có thêm công cụ định hướng tư duy trong việc đưa ra quyết định sự nghiệp của mình.

Tại các sự kiện này, HSSV và những người quan tâm về lĩnh vực CNTT đã được các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp uy tín và có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn tỉnh chia sẻ về kiến thức, kỹ năng cần thiết về lĩnh vực CNTT; định hướng về lộ trình nghề nghiệp với mục tiêu cụ thể, rõ ràng; xây dựng và hình thành tính cách và thái độ chuyên nghiệp, tích cực trong công việc tương lai. Các em được tham gia thảo luận cùng các chuyên gia các vấn đề về kỹ thuật mới, công nghệ mới và các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới.

Tuy nhiên, qua các buổi định hướng nghề nghiệp về CNTT và những con số thống kê việc làm từ thực tế, chúng ta nhận thấy một điều rằng: cung và cầu trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có sự “đồng điệu”, dẫn đến bị “chảy máu chất xám” nguồn CNTT. 

Sau khi hoàn thành khóa học, đa số các em chuyên ngành CNTT đã ưu tiên xác định và chọn con đường lập nghiệp tại các tỉnh, thành khác như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và Hà Nội với một lý do khá rõ ràng, đó là các em có được nhiều cơ hội về việc làm hơn, mức lương cũng khá hấp dẫn hơn. Chính vì thế, nguồn nhân lực CNTT tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị “trôi dần” qua các tỉnh, thành khác. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên của các trường đại học, cao đẳng đã nỗ lực hết sức để đào tạo được đội ngũ CNTT với chất lượng tốt với mong muốn các em sẽ phục vụ cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, chính sách để thu hút các em ở lại trường tham gia giảng dạy, cũng như việc ở lại phục vụ tỉnh nhà vẫn chưa đủ “hấp dẫn”, dẫn đến các em phải tự tìm cho mình những cơ hội tốt hơn. 

Đây chính là điều mà nhiều giảng viên chuyên ngành CNTT, cũng như Trung tâm đang rất trăn trở và muốn làm một điều gì đó để cùng với lãnh đạo tỉnh đưa ra những phương án, những chính sách phù hợp nhằm thu hút các em.

Hoặc như, một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực CNTT thật sự quá khó để tìm được một vị trí việc làm như: chuyên ngành Quản trị mạng. Tuyển sinh, rồi đào tạo, nhưng đầu ra của các em sẽ thế nào đây? Các em sẽ làm việc ở cơ quan, đơn vị nào? Số lượng tuyển dụng các em được bao nhiêu? Cơ hội việc làm của các em đáp ứng bao nhiêu %? Đây là những câu hỏi mà không những chỉ dành riêng chúng tôi - là những nhà hướng nghiệp, mà còn là những câu hỏi mà các giảng viên chuyên ngành CNTT thật sự rất quan tâm. 

Đối với những trường hợp này, Trung tâm CNTT tỉnh với vai trò vừa là cơ sở đào tạo, vừa là đơn vị được giao nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp CNTT cho các em, chúng tôi đã định hướng cho các em học thêm một số chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành CNTT để giúp các em có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn, bởi vì hơn ai hết, các em chính là nguồn nhân lực đầy tiềm năng mà chúng ta cần phải giữ lại để phục vụ cho tỉnh nhà.

Đối với những sinh viên tốt nghiệp từ các chuyên ngành không thuộc lĩnh vực CNTT nhưng mong muốn của các em được trở thành một Lập trình viên phần mềm, một kỹ thuật viên CNTT… thì Lập trình viên Quốc tế (Lập trình Aptech), Lập trình web với PHP, Lập trình Java… là những Chứng chỉ sẽ giúp cho các em có rất nhiều cơ hội để chuyển đổi nghề.

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều có tâm lý chờ đợi, đứng ngoài hoạt động đào tạo và chỉ mong muốn lấy nhân lực, mà chưa có trách nhiệm hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong vấn đề đào tạo. Vậy những định hướng nào sẽ phù hợp để thu hút và phát triển 10.000 nhân lực CNTT cho tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 theo Kế hoạch đã đặt ra?! Thiết nghĩ đây là một bài toán không hề dễ dàng nhưng có thể phân kỳ các vấn đề đã nêu ở trên để triển khai ngay từ bây giờ, nhưng trên hết vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Nhà trường, Nhà Doanh nghiệp và các em học sinh, sinh viên để có thể hỗ trợ, tạo động lực cho nhau cùng phát triển.

Hoàng Lê Minh Nhật - Trưởng phòng Đào tạo & Bồi dưỡng
HueCIT
[  Bản in]
Các bài khác
  • Sẽ tổ chức Đại hội Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – nhiệm kỳ 2021-2025  (24.2.2021)
  • HueCIT, từ Vườn ươm CNTT đến Khu Công viên phần mềm Huế  (10.2.2021)
  • Tết Huế và những lần tác nghiệp  (8.2.2021)
  • HueCIT trao 140 suất quà hỗ trợ trẻ khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế  (4.2.2021)
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  
  • Hue-Aptech chiêu sinh khóa Lập trình Front End K3
    Hue-Aptech chiêu sinh khóa Lập trình Front End K3
    Bạn là một Fresher Bạn muốn khởi đầu nghề nghiệp của mình theo hướng Front End >> BẠN CẦN TRANG BỊ NHỮNG GÌ?? Bạn đã bao giờ vào trang web yêu thích của mình và để ý đến cách mà trang web đó được bố cục như thế nào chưa? Các “button” sẽ “phản ứng” ra sao sau khi bạn click chuột vào đó? Và những điều tương tự như thế. Tất cả điều này gói gọn trong front-end development. Thiết kế web là cách mà trang web đó nhìn như thế nào, bố cục ra sao, còn frontend development là làm sao để ...

  • Tại sao khẳng định HỌC LẬP TRÌNH PHẦN MỀM TẠI HUE APTECH lại CÓ VIỆC LÀM NGAY sau khi tốt nghiệp?
    Tại sao khẳng định HỌC LẬP TRÌNH PHẦN MỀM TẠI HUE APTECH lại CÓ VIỆC LÀM NGAY sau khi tốt nghiệp?
    Hue-Aptech chiêu sinh khóa học Lập trình viên quốc tế ACCP - K44 ::: Ngày học: 15/4/2019 ::: Suất học: 17h30 - 20h30 các ngày 2,4,6 ::: Đăng ký hồ sơ nhập học từ nay đến 25/6/2019

  • Khóa Lập trình web hướng đối tượng OOP với PHP&MySQL - K32
    Khóa Lập trình web hướng đối tượng OOP với PHP&MySQL - K32

Góc học viên

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh CNTT rất nhiều, nắm bắt được hay không là do chúng ta mà thôi!
Cảm ơn môi trường học tập hue-Aptech đã luôn khuyến khích sự phát triển sáng tạo của mỗi sinh viên để tôi có được thành công ngày hôm nay!
Kiều Bảo Tiên - Giám đốc công ty phần mềm Icodedark - Huế "Tôi lựa chọn ngành CNTT vì hiện nay nhu cầu nhân lực trong ngành này là rất lớn. Nhưng để có chuyên môn sâu về ngành CNTT luôn thay đổi thì cần phải học từ những kiến thức thực tiễn của các doanh nghiệp. Với tiêu chí đó, giáo trình của Aptech là hoàn hảo để học và Hue-Aptech là lựa chọn tốt nhất mà tôi từng biết. Chúng tôi luôn được cập nhật những tài liệu học tập mới nhất, vừa học lý thuyết vừa được thực hành ngay tại Trung Tâm. Điều này giúp chúng tôi nhanh chóng bắt kịp công việc sau khi ra trường..."
Hãy thử một lần trải nghiệm như mình nếu như bạn đã lựa chọn CNTT là nghề nghiệp, bạn nhận được sẽ nhiều hơn những gì bạn bỏ ra!

Huyền Trần - Freelancer - Lập trình viên Công ty Brycen Nhật Bản - văn phòng đại diện tại Huế

"Chương trình học tại Aptech khá nhanh – 100% là tiếng Anh nhưng cũng may là giáo viên ở đây có chuyên môn cao và luôn nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, giải thích thêm những gì mình không hiểu. Ở đây không chuyên sâu vào lý thuyết mà giúp cho học viên hiểu được cái mình học là làm được những gì, khi đi làm việc các bạn ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế như thế nào, quy trình làm việc ra sao….từng bước, từng bước xây dựng những chương trình, phần mềm, website từ nhỏ cho đến lớn"

Nắm bắt xu hướng nghề nghiệp, bạn sẽ chọn đường đi đến thành công!

Bảo Điền – Giám đốc công ty Thiên Phúc – Huế
“Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường Hue-Aptech cực lớn, các bạn có được một nền tảng tốt về công nghệ. Đa số sau khi ra trường có thể tự làm và thời gian đào tạo thêm rất ít. Nếu bạn thuộc TOP5 của lớp thì có thể liên hệ bên mình để được phỏng vấn. Học Hue-Aptech đòi hỏi bạn tự nổ lực nhiều, áp lực học tập lớn. Bạn nên xác định bỏ tiền ra là để thu lại kiến thức và kinh nghiêm chứ không phải là một tấm bằng. Việc làm và tiền bạc ...

Hue-Aptech đã ươm mầm cho ước mơ nghề nghiệp của tôi!

Nguyễn Tùng - Project Manager công Ty cổ phần Queenb tại TP.HCM.
"Hue-Aptech Nơi tôi đã từng theo học với niềm đam mê là Lập Trình Viên. Nếu bạn có niềm đam mê với nghề coder thì tôi nghĩ Hue-Aptech là nơi lý tưởng để bạn có thể thực hiện hoá ước mơ của mình. Môi trường, cơ sở hạ tầng, với các thầy cô kinh nghiệm thì tôi nghĩ tôi đã may mắn vì đã theo học một nơi như thế này."

Tôi đã thành công - Bạn cũng có thể!
Nam Nguyễn - học viên Hue-Aptech hiện đang là CTO (Chief technology officer) cho một công ty công nghệ của Mỹ và đang du học tại Đức chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và robotics chia sẻ:
"Em nghĩ chương trình đào tạo của Hue-Aptech rất phù hợp với nhiều nghề khác nhau trong CNTT như kĩ sư phần mềm, quản lí dự án, cơ sở dữ liệu, phân tích hay thiết kê. Giảng viên, chuyên viên ở trung tâm là những người tâm huyết và nhiệt tình nhất mà em từng được biết."
Lời tri ân thầy cô từ cựu học viên Hue-Aptech
Tháng 11 có một ngày thật đặc biệt, ngày Nhà giáo Việt Nam. Và mình nghĩ rằng mỗi một chúng ta không ai có thể quên những người thầy người cô đã dạy dỗ dẫn dắt chúng ta được như ngày hôm nay.

Liên hệ với chúng tôi

CAPTCHA image
Nhập mã hiển thị ở hộp dưới đây

  • Hue-Aptech tổ chức khai giảng khóa học Thương mại điện tử khóa 1 năm 2021  

  • Công ty cổ phần Công nghệ VFF tuyển dụng  

  • Hue-Aptech tổ chức Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp cho học viên khóa K39 chương trình Lập trình web với PHP  

  • Hue-Aptech đạt giải Business Resurgence Award 2020  

  • Cảm ơn Hue-Aptech  

  • Xem thêm
© 2021 HueCIT
  • Địa chỉ: 6 Lê Lợi, Tp. Huế
  • Điện thoại: 0234. 3 823 650
  • E-mail: info@huecit.vn
  • Website: www.huecit.vn

Dịch vụ

0234. 3 823 077 nhánh số 19

HueSOFTWAREPARK

Theo dõi chúng tôi

Đào tạo

0234. 3 823 077 nhánh số 16

Hue Aptech

Chat với chúng tôi

Theo dõi chúng tôi

Liên hệ