Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế
Tìm Kiếm
en-USvi-VN
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Thông tin sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Tin tức chi tiết
      • Thông tin dịch vụ
  • Đào tạo
    • Tin tức chi tiết
      • Thông tin khóa học
  • Tin tức
    • Tin tức chi tiết
  • Giới thiệu
  • Blog
    • Phóng sự ảnh
    • Tin Tức Blog
    • Tờ tin HelloWorld

Đào tạo

Tin tức

“Chúng ta không cần thêm nhiều lập trình viên, chúng ta cần lập trình viên giỏi cơ”
Cập nhật:03/07/2017 2:41:31 CH

Một số người cho là ngành công nghiệp phần mềm đãi ngộ kém nên nhiều người không muốn theo đuổi nó. Thế nhưng một số khác lại lên tiếng khẳng định việc làm ngành này được trả lương tương đối cao. Vậy đâu mới là sự thật?

Theo bài viết của Ben Leong, Tech In Asia

Gần đây tôi mới có một cuộc trò chuyện thú vị với một người bạn về thứ gọi là “smart nation” và những gì một quốc gia có thể làm để khuyến khích người dân theo đuổi lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật.

Liệu chúng ta có cần thêm lập trình viên không? Lý do đằng sau tình trạng thiếu nhân lực công nghệ hiện nay là gì?

Một số người cho là ngành công nghiệp phần mềm đãi ngộ kém nên nhiều người không muốn theo đuổi nó. Thế nhưng một số khác lại lên tiếng khẳng định việc làm ngành này được trả lương tương đối cao. Vậy đâu mới là sự thật?

Trong lúc cố giải thích cho người bạn không phải dân trong ngành, tôi chợt nhận ra một điều:

Như hầu hết mọi thứ khác trong cuộc sống, ngành công nghiệp phần mềm có thể đãi ngộ tốt với một số người nhưng cũng có thế không hề tốt với một số khác.

Tại sao vậy? Những gì xảy ra trong ngành này đang bị chia thành hai phân khúc. Ở phân khúc thấp là những “xưởng gia công” website giá rẻ trong khi phân khúc cao hơn lại toàn những công ty công nghệ cao với văn phòng làm việc tráng lệ và trả mức lương hậu hĩnh cho các kỹ sư của mình.

Tại sao những công ty này lại có thể chi trả nhiều như vậy? Đơn giản thôi, nếu nhìn vào doanh thu trên đầu người của các công ty công nghệ hàng đầu, bạn sẽ thấy tỷ lệ có thể lên đến hơn 1 triệu USD/người. Ngay cả khi những công ty này trả mỗi kỹ sư 250.000 USD/năm thì họ vẫn còn lời ra rất nhiều.

Thế nhưng các công ty đâu phải quỹ từ thiện, tại sao họ lại sẵn sàng trả lương cao như vậy? Lý do cũng nằm ở một trong hai điều này: đãi ngộ xứng đáng cho những người tạo ra giá trị giúp công ty giữ vững được vị thế và để giữ chân các kỹ sư giỏi khỏi bị đối thủ “cuỗm” mất.

Người bạn của tôi lại tiếp tục thắc mắc: Vậy sao người ta không đi học các ngành Khoa học máy tính rồi về làm cho Google đi? Tại sao có nhiều công ty công nghệ tốt như vậy mà lúc nào cũng thiếu kỹ sư?

Để giải thích, tôi lấy dẫn chứng từ bộ phim Star Wars. Những người khẳng định họ có khả năng code trên thực tế cũng như những đoàn quân stormtrooper hay những hiệp sỹ jedi. Giống như trong Star Wars, quân stormtrooper thì rất đông nhưng hiệp sỹ jedi thì rất ít. Một người không tự nhiên sinh ra đã là hiệp sỹ jedi mà cần phải trải qua nhiều năm khổ luyện mới có thể trở thành.

Vấn đề là ở chỗ chúng ta có rất nhiều lính stormtrooper nhưng lại chẳng bao giờ có đủ jedi. Các công ty công nghệ lớn không thể thuê đủ lượng jedi họ cần và sẵn sàng trả hàng trăm ngàn USD để săn về các chuyên gia như vậy. Các công ty này đương nhiên là không muốn thuê hàng binh đoàn stormtrooper, mặc dù đôi khi thiếu quá họ cũng có thể thuê, nhưng chắc chắn là không trả cao được như jedi.

Tôi có thể tự hào khẳng định những lập trình viên, kỹ sư phần mềm tốt nhất tại Singapore hiện nay thực sự là các jedi. Với kỹ năng cao của mình, họ có thể đứng vững trước lực lượng lao động toàn cầu, thế nhưng vẫn một câu chuyện cũ là những người như vậy không nhiều chút nào.

Hiện nay, chúng ta không cần thêm nhiều kỹ sư mà chỉ cần thêm các kỹ sư giỏi mà thôi.

Bản thân tôi cho rằng Khoa học máy tính là một ngành thú vị, thế nhưng sự thật là lĩnh vực này thay đổi rất nhanh và bạn phải rất nỗ lực mới có thể liên tục bắt kịp. Tôi khá may mắn vì luôn ham thích học hỏi, thế nhưng không phải ai cũng có đam mê như vậy.

Tôi phải viết ra những điều này bởi lo ngại người Singapore cũng sẽ lại vội vã đi học lấy bằng cấp, chứng chỉ IT rồi coi đó như một tấm vé vào khu mỏ đào vàng. Tôi cũng lo ngại rằng nhiều chiến binh stormtrooper có thể sẽ không sống sót nổi trước làn sóng lao động nhập cư giá trẻ đang tràn vào hiện nay. Họ sẽ không thể theo kịp được làn sóng dữ dội này. Họ thậm chí sẽ không thể lái Uber kiếm sống trong vòng 20 năm tới khi mà xe tự lái bắt đầu lên ngôi.

Để kết lại, tôi muốn nêu ra 2 điểm:

Một là, các học sinh cũng như các bậc cha mẹ đang phân vân về việc có nên lựa chọn ngành Khoa học máy tính hay không thì tôi muốn nhấn mạnh là có một ngành khác xét về cơ bản cũng không khác Khoa học máy tính là mấy, đó là luật. Tôi luôn tự hỏi tại sao có hàng tá người theo học các trường luật nhưng cuối cùng lại chỉ có một nhóm nhỏ theo đuổi ngành này đến cùng? Mọi người có nhận ra điều này?

Đối với một số người, ngành IT có thể mang về quả ngọt rất lớn, nhưng với một số khác thì thực tế lại không như vậy. Chẳng gì có thể đảm bảo cho bạn một tương lai sáng ngời nếu bạn không cố gắng.

Thứ hai là, mặc dù tôi coi Khoa học máy tính là một thứ rất thú vị nhưng tôi cũng không khẳng định kỹ sư phần mềm là ngành tốt nhất để theo học. Sự thật chẳng có ngành nào là ngành tốt nhất cả.

Bác sỹ, y tá, giáo viên, nhà báo,… tất cả đều quan trọng và có vai trò riêng của mình. Những người trẻ tuổi cũng không nên quá theo số đông mà chọn một ngành có vẻ nhưng đang hái ra tiền mà hãy theo ngành gì có thể khiến họ hứng khởi mỗi sáng bước chân đến chỗ làm.

Vì vậy hãy dũng cảm với những lựa chọn của mình, IT cũng như các ngành khác, và bạn chỉ nên theo nếu thực sự có đam mê với nó.

Techtalk Via GenK

[  Bản in]
Các bài khác
  • Lộ trình trở thành lập trình viên sau 9 tháng tự học – phần 1 h  (23.4.2018)
  • Làm sao để biết mình đam mê ngành CNTT thực sự?  (23.4.2018)
  • Giáo dục thông minh trên nền tảng công nghệ đám mây  (23.4.2018)
  • Top 10 Trang web luyện thi và học online uy tín cho học sinh  (20.4.2018)
  • Để bắt đầu học một ngôn ngữ mới thật hiệu quả!  (5.4.2018)
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  
  • TUYỂN SINH KHÓA LẬP TRÌNH WEB HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG OOP VỚI PHP&MySQL - K26
    TUYỂN SINH KHÓA LẬP TRÌNH WEB HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG OOP VỚI PHP&MySQL - K26

  • LẬP TRÌNH JAVA CORE K3 ĐANG CHỜ ĐÓN CÁC BẠN TẠI HUECIT
    LẬP TRÌNH JAVA CORE K3 ĐANG CHỜ ĐÓN CÁC BẠN TẠI HUECIT
    Khai giảng khóa học Lập trình Java Core Môi trường làm việc thực tế của các công ty phần mềm thường sử dụng framework và tích hợp nhiều giải pháp công nghệ để phù hợp với quy trình làm việc teamwork và đẩy nhanh tiến độ phát triển, điều này đã gây không ít bỡ ngỡ và lúng túng đối với các bạn mới vào nghề. Chính vì vậy khóa học lập trình Java tại HueCIT được thiết kế để giúp các bạn học viên làm quen với công nghệ và môi trường làm việc thực tế trong các dự án ...

  • Hue Aptech TUYỂN SINH VÀ CHIÊU SINH KHÓA HỌC  LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ ACCP I17 - Khóa 39
    Hue Aptech TUYỂN SINH VÀ CHIÊU SINH KHÓA HỌC LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ ACCP I17 - Khóa 39

Góc học viên

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh CNTT rất nhiều, nắm bắt được hay không là do chúng ta mà thôi!
Cảm ơn môi trường học tập hue-Aptech đã luôn khuyến khích sự phát triển sáng tạo của mỗi sinh viên để tôi có được thành công ngày hôm nay!
Kiều Bảo Tiên - Giám đốc công ty phần mềm Icodedark - Huế "Tôi lựa chọn ngành CNTT vì hiện nay nhu cầu nhân lực trong ngành này là rất lớn. Nhưng để có chuyên môn sâu về ngành CNTT luôn thay đổi thì cần phải học từ những kiến thức thực tiễn của các doanh nghiệp. Với tiêu chí đó, giáo trình của Aptech là hoàn hảo để học và Hue-Aptech là lựa chọn tốt nhất mà tôi từng biết. Chúng tôi luôn được cập nhật những tài liệu học tập mới nhất, vừa học lý thuyết vừa được thực hành ngay tại Trung Tâm. Điều này giúp chúng tôi nhanh chóng bắt kịp công việc sau khi ra trường..."
Hãy thử một lần trải nghiệm như mình nếu như bạn đã lựa chọn CNTT là nghề nghiệp, bạn nhận được sẽ nhiều hơn những gì bạn bỏ ra!

Huyền Trần - Freelancer - Lập trình viên Công ty Brycen Nhật Bản - văn phòng đại diện tại Huế

"Chương trình học tại Aptech khá nhanh – 100% là tiếng Anh nhưng cũng may là giáo viên ở đây có chuyên môn cao và luôn nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, giải thích thêm những gì mình không hiểu. Ở đây không chuyên sâu vào lý thuyết mà giúp cho học viên hiểu được cái mình học là làm được những gì, khi đi làm việc các bạn ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế như thế nào, quy trình làm việc ra sao….từng bước, từng bước xây dựng những chương trình, phần mềm, website từ nhỏ cho đến lớn"

Nắm bắt xu hướng nghề nghiệp, bạn sẽ chọn đường đi đến thành công!

Bảo Điền – Giám đốc công ty Thiên Phúc – Huế
“Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường Hue-Aptech cực lớn, các bạn có được một nền tảng tốt về công nghệ. Đa số sau khi ra trường có thể tự làm và thời gian đào tạo thêm rất ít. Nếu bạn thuộc TOP5 của lớp thì có thể liên hệ bên mình để được phỏng vấn. Học Hue-Aptech đòi hỏi bạn tự nổ lực nhiều, áp lực học tập lớn. Bạn nên xác định bỏ tiền ra là để thu lại kiến thức và kinh nghiêm chứ không phải là một tấm bằng. Việc làm và tiền bạc ...

Hue-Aptech đã ươm mầm cho ước mơ nghề nghiệp của tôi!

Nguyễn Tùng - Project Manager công Ty cổ phần Queenb tại TP.HCM.
"Hue-Aptech Nơi tôi đã từng theo học với niềm đam mê là Lập Trình Viên. Nếu bạn có niềm đam mê với nghề coder thì tôi nghĩ Hue-Aptech là nơi lý tưởng để bạn có thể thực hiện hoá ước mơ của mình. Môi trường, cơ sở hạ tầng, với các thầy cô kinh nghiệm thì tôi nghĩ tôi đã may mắn vì đã theo học một nơi như thế này."

Tôi đã thành công - Bạn cũng có thể!
Nam Nguyễn - học viên Hue-Aptech hiện đang là CTO (Chief technology officer) cho một công ty công nghệ của Mỹ và đang du học tại Đức chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và robotics chia sẻ:
"Em nghĩ chương trình đào tạo của Hue-Aptech rất phù hợp với nhiều nghề khác nhau trong CNTT như kĩ sư phần mềm, quản lí dự án, cơ sở dữ liệu, phân tích hay thiết kê. Giảng viên, chuyên viên ở trung tâm là những người tâm huyết và nhiệt tình nhất mà em từng được biết."
Có những tấm lòng ... cho những ước mơ
Quả thật, để học ở Hue-Aptech không phải là chỉ có niềm đam mê là đủ mà phải cần sự chăm chỉ và tinh thần học tập nghiêm túc thật sự.

TRẦN VĂN TIN

Giám đốc công ty TNHH Change Your Thinking

Chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa cấp 3, ắt hẳn ai trong số chúng ta cũng từng băn khoăn, lo lắng trong việc chọn nghề và chọn trường bởi đây là thời điểm vô cùng quan trọng quyết định tương lai của mỗi người. Điều này càng đáng lo lắng hơn khi tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm ngày càng nhiều. Vào được Đại học đã khó nhưng chọn một ngành nghề có tính ứng dụng cao trong xã hội lại càng không dễ dàng. Và đó cũng chính là niềm trăn trở của Trần Văn Tin – cựu học viên Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hue-Aptech lúc bấy giờ - hiện là Giám đốc công ty TNHH Change Your Thinhking, Huế

 

Lời tri ân thầy cô từ cựu học viên Hue-Aptech
Tháng 11 có một ngày thật đặc biệt, ngày Nhà giáo Việt Nam. Và mình nghĩ rằng mỗi một chúng ta không ai có thể quên những người thầy người cô đã dạy dỗ dẫn dắt chúng ta được như ngày hôm nay.

Liên hệ với chúng tôi

CAPTCHA image
Nhập mã hiển thị ở hộp dưới đây

  • Lộ trình trở thành lập trình viên sau 9 tháng tự học – phần 1 h  

  • Làm sao để biết mình đam mê ngành CNTT thực sự?  

  • Giáo dục thông minh trên nền tảng công nghệ đám mây  

  • Top 10 Trang web luyện thi và học online uy tín cho học sinh  

  • Để bắt đầu học một ngôn ngữ mới thật hiệu quả!  

  • Xem thêm
© 2018 HueCIT
  • Địa chỉ: 6 Lê Lợi, Huế
  • Điện thoại: +84.234. 3 823 650
  • Fax: +84.234. 3 823 649
  • E-mail: info@huecit.vn
  • Website: www.huecit.vn

Dịch vụ

+84.234. 3 823 575

HueSOFTWAREPARK

Theo dõi chúng tôi

Đào tạo

+84.234. 3 823 077

Hue Aptech

Chat với chúng tôi

Theo dõi chúng tôi

Liên hệ